PVLC Tuần X Thường Niên

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,


Sau một loạt 3 Lễ trọng mở đầu cho Mùa Thường niên hậu Phục sinh liền quan đến Thực tại Hiệp thông Thần Linh là chính Sự Sống Thần Linh mà loài người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi và tương tự như Ba Ngôi Thiên Chúa cần phải đạt tới và hoan hưởng như Vĩnh phúc của mình, Giáo Hội, qua PVLC Tuần X này như thể muốn cho chúng ta là con cái Giáo Hội thấy được một điều kiện bất khả thiếu để có thể đạt tới đích điểm tối hậu vô cùng quan trọng ấy đó là một Đức tin tuân phục trước mặc khải của Thiên Chúa là Thần Linh nơi Lời Nhập Thể là Đức Giêsu Kitô thiên sai cứu thế.

Với ý thức về Đức tin tuân phục này chúng ta cùng nhau cử hành PVLC Tuần X Thường niên ở những đường kết nối sau đây:


Tuần X Thường Niên

Đức Tin: Sự Sống Siêu Nhiên - 

https://youtube.com/live/KXksLd8w7SU

 ThanhEphremNguoiSyriaPhoTeTienSiHoiThanh.mp3 / 

https://www.youtube.com/watch?v=jHI8PFWftOY (9/6 Chúa Nhật)

TN.X-2.mp3 

ThuBaTuanXTN.mp3

ThanhBarnabaTongDo.mp3 / 

https://youtu.be/qOYZSJNMq8c (11/6 Thứ Ba)

ThuTuTuanXTN.mp3

ThuNamTuanXTN.mp3

ThanhAnTonPadua.mp3 / 

https://youtu.be/V_PLNJZTAE4 (13/6 Thứ Năm)

ThuBayTuanXTN.mp3 

 


Cảm Nghiệm Lời Chúa

Phụng niên của Giáo Hội bao gồm 2 giai đoạn của Mùa Thường Niên hay cũng gọi là Mùa Quanh Năm, giai đoạn đầu sau Mùa Giáng Sinh và giai đoạn cuối sau Mùa Phục Sinh. Giai đoạn Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh chỉ kéo dài nhất là 9 tuần lễ, và ngắn nhất là 5 tuần lễ. Tuần 10 Thưòng Niên, đối với năm nào có giai đoạn Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh dài 8 hay 9 tuần, là tuần kể như bắt đầu giai đoạn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh. Mà giai đoạn Mùa Thường Niên nào cũng thế, cũng liên hệ với Mùa Phụng Vụ ngay trước đó, với MùaGiáng Sinh hay với Mùa Phục Sinh. Nếu giai đoạn Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh liên quan đến Mùa Giáng Sinhở chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14), thì giai đoạn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh cũng liên quan đến Mùa Phục Sinh, ở chủ đề: "Tôi đến cho chiên được sự sống và là một sự sống viên mãn" (Gioan 10:10).

Như thế, sự sống ngay từ ban đầu của loài người được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh thần linh và tương tự thần linh (xem Khởi Nguyên 1:26-27) dù là sự sống thần linh đấy, vì bấy giờ con người đang ở trong tình trạng công chính nguyên thủy, đang được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa, nhưng vẫn chưa phải là "sự sống viên mãn", một "sự sống viên mãn" tràn đầy Thánh Linh chỉ được thông ban cho loài người tạo vật qua Con Một của Ngài mà thôi. Bởi vậy, ngay sau khi hai nguyên tổ vừa sa ngã phạm tội mất lòng Thiên Chúa Hóa Công của mình, Thiên Chúa dường như đã chộp ngay lấy cơ hội ấy để hứa ban cho họ "sự sống viên mãn" này, nơi Đấng được Ngài hứa ngay trong bản án nguyên tội và được Bài Đọc I hôm nay ghi lại: "Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó".

Trong bản án nguyên tội này bao gồm lời hứa cứu chuộc, lời hứa ban cho loài người được "sự sống và là sự sống viên mãn" hơn như thế, Thiên Chúa như thể đáp ứng ước vọng sâu xa của con người muốn nên giống như Thiên Chúa (xem Khởi Nguyên 3:5), tức muốn được "sự sống và là sự sống viên mãn" như Ngài và với Ngài, nhưng con người đã sử dụng phương cách để đạt được mục đích ấy không đúng, bằng cách tự động muốn hái trái cấm mà ăn, thay vì hái trái cây sự sống. Đúng thế, "sự sống viên mãn" chỉ có ở nơi Thiên Chúa và do Thiên Chúa ban mới được. Bởi thế, sau khi thấy được ước vọng của con người muốn nên giống như Ngài, Ngài đã hứa ban chính bản thân Ngài là Con Một của Ngài, là "sự sống viên mãn" của Ngài cho họ.

Tuy nhiên, "sự sống viên mãn" chỉ được ban cho con người nói chung và Giáo Hội nói riêng chỉ sau khi Chúa Kitô từ trong kẻ chết sống lại mà thôi, khi "Người thở hơi trên các môn đệ mà phán 'các con hãy nhận lấy Thánh Linh'" (Gioan 20:22), nhất là sau khi Người thăng thiên về cùng Cha và từ Cha sai Thánh Thần xuống trên các tông đồ (xem Gioan 15:26) vào Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem (xem Tông Vụ 2:1-4;1:8), nhờ đó, các tông đồ đã thông ban "sự sống viên mãn" của mình ra qua việc các ngài, điển hình nhất là trường hợp tông đồ Phêrô được sai đến nhà của viên đại đội trưởng Corneliô ở Cesarea để rao giảng và làm phép rửa (xem Tông Vụ 10:44-48).

Bởi thế, chẳng lạ gì, vì chưa được "sự sống viên mãn" nên hai nguyên tổ sa ngã phạm tội thế nào, thì một khi Chúa Kitô chưa Phục Sinh, chính các môn đệ nói chung và cả thành phần tông đồ thân tín nhất của Người "tất cả đã bỏ Người mà tẩu thoát" (Marco 14:50), khi Người bị bắt điệu đi từ Vườn Cây Dầu vào Đêm Thứ Năm Tuần Thánh, thậm chí người môn đệ lãnh đạo tông đồ đoàn cũng trắng trợn chối bỏ Người 3 lần đúng như Người đã tiên báo (xem Marco 14:27-31). Nếu các tông đồ của Chúa Kitô còn như thế thì cũng chẳng lạ gì thái độ lạ đời nơi "thân nhân của Người", và thái độ quái gở như lộng ngôn phạm đến Thánh Linh của thành phần "kinh sư từ Giêrusalem xuống", vì họ "nói rằng Người bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám, và người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ".

Là "chân dung thương xót - misericordiae vultus" của Thiên Chúa vô cùng nhân hậu, Chúa Giêsu chẳng những không tỏ ra giận dữ trước những lời lộng ngôn phạm thượng quá sức của họ như thế, những lời như thể cho Người bị quỉ ám, trái lại, Người vẫn bình tĩnh, nhẫn nại và nhịn nhục, tìm cách làm cho họ thấy được chính cái sai lầm của họ, ngay ở nơi lập luận mâu thuẫn của họ, nhờ đó mà họ có thể nhận biết Người hơn: "Ðức Giêsu liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: 'Xatan làm sao trừ Xatan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền; nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững. Vậy Xatan mà chống Xatan, Xatan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số'".

Trong cùng Bài Phúc Âm hôm nay, về phần tích cực, Chúa Giêsu cũng chỉ cách để được "sự sống viên mãn" của Người và với Người, như Người Mẹ đầy ơn phúc của Người, đó là: "Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi". Ngoài Mẹ của Người ra, còn một con người nữa có thể nói là tiêu biểu cho thành phần có được "sự sống viên mãn" này, đó là vị Tông Đồ Dân Ngoại, vị mà trong Bài Đọc 2 hôm nay đã tràn đầy Thánh Thần đến độ hết sức phấn khởi trong việc bày tỏ tất cả lòng tin tưởng của mình ra để có thể loan báo và khuyến dụ tín hữu Cộng Đoàn Corinto trong Thư Thứ 2 gửi họ rằng:

"Quả thật, chúng tôi biết rằng: Ðấng đã làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy, cũng sẽ làm cho chúng tôi được trỗi dậy với Chúa Giêsu, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em.... Cho nên chúng tôi không chán nản. Trái lại, dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới. Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận tuyệt vời. Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn".

Tuy nhiên, vì "sự sống viên mãn" là của Chúa và do Chúa ban cho, nên dù con người Kitô hữu chưa có được "sự sống viên mãn" như Thánh Phaolô, vị dám nói rằng "tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi" (Galata 2:20), một khi họ thực lòng thống hối ăn năn, nhận biết mình và nhận biết Chúa, và hết sức khao khát nhân đức trọn lành thì chắc chắn họ sẽ được no đủ vậy (xem Mathêu 5:7), bằng cách họ hoàn toàn tin tưởng trông cậy vào Chúa, thì Chúa sẽ trở thành tất cả của họ, thành "sự sống viên mãn" của họ, ở tầm mức xứng với họ, đúng như tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay: 

1) Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu.

2) Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài.

3) Mong đợi Chúa, tôi hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Hồn tôi trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông.

4) Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Ítraen hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Ítraen cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn.